Hoàn công là gì? Hồ sơ, thủ tục hoàn công theo quy định hiện hành
Thủ tục đặt cọc mua đất tránh rủi ro, lừa đảo cần biết!
Mục Lục
Đặt cọc là hình thức tạm ứng tiền được sử dụng rất nhiều trong giao dịch hiện nay. Quy trình, thủ tục đặt cọc mua đất như thế nào để tránh rủi ro? Bạn nên tham khảo bài viết này để tránh “tiền mất, tật mang” nhé!
Đặt cọc mua đất là gì và có giá trị pháp lý không?
Ngày nay, đặt cọc đã trở thành một thủ tục không thể thiếu trong giao dịch mua bán. Giá trị của vật đem ra mua – bán, trao đổi càng cao thì số tiền đặt cọc càng lớn và càng có sự khác biệt.
Đối với giao dịch đất đai thì đặt cọc là điều đương nhiên nhằm ràng buộc hai bên mua bán.
Theo Điều 328, Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm hợp đồng được thực hiện. Trong đó:
- Nếu hợp đồng được thực hiện: tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc, hoặc được trừ để trả tiền;
- Nếu bên đặt cọc không ký hợp đồng: tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc không ký hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản mà họ đã đặt cọc. Đồng thời bên này nộp kèm theo một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên có thể tùy theo thỏa thuận của hai bên.
4 lưu ý khi làm thủ tục đặt cọc mua đất tránh lừa đảo
Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên khi đặt cọc. Điều này nên được thực hiện trước khi ký hợp đồng đặt cọc.
Thỏa thuận rõ ràng về mức tiền cọc
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về mức tiền đặt cọc khi tiến hành giao dịch nhà đất. Bởi vậy, số tiền cọc sẽ do hai bên chủ động thỏa thuận, quyết định về con số cuối cùng.
Thông thường, mức cọc nhằm hạn chế những rủi ro ở dưới 30% giá trị của hợp đồng.
Tùy thuộc vào vị trí của từng bên để đánh giá rủi ro, nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng mua bán không được thực hiện. Nếu bên nhận đặt cọc vi phạm thì bên đặt cọc sẽ hưởng lợi ở khoản tiền bồi thường. Ngược lại, khi bên đặt cọc vi phạm thì bên kia sẽ hưởng lợi.
Có hợp đồng đặt cọc
Sau khi “thỏa thuận miệng” xong, hai bên cần phải ký hợp đồng, có giấy trắng mực đen rõ ràng. Hợp đồng này nhằm đảm bảo tính khả thi của giao dịch và ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ . Đây là biện pháp tránh rủi ro tranh chấp, lừa đảo có thể gặp phải.
Bên bán cần soạn thảo hợp đồng đặt cọc dựa trên thỏa thuận chung. Bạn có thể tham khảo các mẫu hợp đồng trên các website để siết chặt, rõ ràng các điều khoản.
Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến số tiền đặt cọc, thời hạn đặt đọc, quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Phương thức giải quyết nếu như giữa hai bên có xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn; cam kết của từng bên để hợp đồng được thực hiện đúng.
Hợp đồng ghi rõ “trả trước” hoặc “đặt cọc”
“Trả trước” và “đặt cọc” khác nhau nên bạn cần lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng.
Cụ thể, nếu hợp đồng mua bán đất không thực hiện được, hợp đồng ghi “trả trước” thì các bên sẽ trả lại những gì đã nhận mà không chịu “phạt cọc”. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác không trái pháp lý, đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, nếu ghi “đặt cọc” thì tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu “phạt cọc”. Ngoài ra các trường hợp có thỏa thuận khác thì không tính vào.
Chứng thực hợp đồng đặt cọc – Cách hợp pháp hóa tiền đặt cọc
Luật pháp không quy định hợp đồng đặt cọc phải công chứng hoặc chứng thực. Hiện nay luật chỉ quy định công chứng đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Nhưng để tránh và hạn chế các tranh chấp, rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Tuyệt đối không nên đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận, không có ai ngoài hai bên đứng ra chứng kiến.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu về thủ tục đặt cọc mua đất cũng như những lưu ý để tránh rủi ro hoặc lừa đảo. Nếu bạn đang có ý định mua nhà đất, đừng quên tham khảo ngay Timnhanhanh.net để nhận được thông tin quan trọng, bổ ích nhé!