Sửa nhà có cần làm lễ cúng lớn không? Lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

 Sửa nhà có cần làm lễ cúng lớn không? Lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

Sửa nhà có cần cúng không và soạn lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng để được rước tài lộc vào nhà mới? Hầu như tất cả chúng ta đều biết không chỉ xây nhà, sửa nhà cũng là một trong những việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Chính vì vậy trước khi sửa nhà gia chủ cần phải tiến hành tìm hiểu ngày lành tháng tốt phù hợp để làm lễ cúng sửa nhà. Đảm bảo có thể nhận được sự cho phép của thần linh, từ đó mang lại vượng khí tốt nhất đến cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu lễ cúng sửa nhà gồm những gì cũng như những vấn đề xoay quanh việc cúng sửa nhà nhé!

Khi sửa nhà có cần lập bàn thờ cúng không?

Trước khi sửa nhà có cần phải làm lễ cúng không? Câu hỏi này được xem là băn khoăn của rất nhiều người vì hầu như ai cũng biết xây nhà thì phải cúng là điều hiển nhiên rồi. Tuy nhiên, khi cần sửa sang nội thất hoặc ngoại thất ngôi nhà liệu gia chủ có cần phải làm lễ cúng theo đúng thủ tục không?

Câu trả lời ở đây sẽ là “Có”. Không chỉ việc xây nhà quan trọng mà cả sửa sang lại nhà cũng cần thực hiện đúng theo trình tự. Nhất là việc cúng bái, tuyệt đối không thể làm lơ cho dù chỉ một thủ tục nhỏ nhất.

“Đất có thổ công, sông có hà bá” trong tín ngưỡng của người dân ta, Thổ công là một vị thần không chỉ trông coi mảnh đất nơi chúng ta làm nhà, mà còn có “trách nhiệm” giữ lửa cho gia đình, mang đến cuộc sống hạnh phúc và yên bình cho gia đình và các thành viên. 

Vì vậy, mỗi khi gia chủ thực hiện các việc lớn, có vai trò quan trọng như xây nhà, sửa chữa nhà, hoặc thi công thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai thì gia chủ nên “báo cáo” với thổ công về những hoạt động đó để có thể nhận được sự ủng hộ của ngài, đồng thời cũng phần nào tỏ lòng thành kính với các vị thần.  Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, việc cúng trước khi sửa nhà không làm mất quá nhiều thời gian của gia chủ nhưng có thể mang lại phong thủy tốt hơn.

Gia chủ cần chuẩn bị  lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

Mâm lễ cúng sửa nhà gia chủ có thể chọn dân cúng những lễ vật khác nhau tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, những lễ vật cúng sửa nhà thường được trưng bày nhiều nhất ở mâm cúng sửa nhà bạn có thể tham khảo mâm cơm cúng sau đây:

Mâm lễ mặn cúng khởi công sửa nhà

Đối với mâm lễ mặn, bao gồm món mặn và bộ tam sinh: gà luộc nguyên con, heo sữa quay, trứng gà luộc, thịt lợn luộc. Bên cạnh đó, một dĩa đồ nếp gồm: xôi hoặc bánh chưng cũng là một đĩa quan trọng cần có trên mâm lễ mặn. Các món thêm vào tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà, không bắt buộc.

Mâm trái cây – ngũ quả cúng sửa nhà

Tương tự với mâm ngũ quả chưng ngày Tết. Mâm trái cây dùng lễ cúng sửa nhà cũng cần ngũ quả. Gia chủ nên chọn những loại trái cây có màu sắc cát tường như đỏ hoặc vàng để thu hút tiền tài, mang lại may mắn, sum vầy. 

Một số đồ lễ cúng khác 

Bên cạnh 2 mâm chính, một số đồ còn được dùng trong lễ cúng khởi công sửa nhà như:

  • 1 chén nước
  • 1 đĩa gạo muối, 1 đĩa gạo
  • 1 chai rượu nếp
  • 1 hộp trà thơm
  • 1 đĩa gồm 5 lá trầu và 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau têm sẵn
  • 1 bao thuốc lá
  • 5 bánh oản đỏ ( một loại bánh làm từ gạo nếp, dùng trong cúng kiến sửa chữa nhà, hoặc cúng động thổ,.. )
  • 5 lễ vàng tiền
  • Bình hoa hồng nhung đỏ cần cắm 9 hoa để dùng khí nhập trạch, thờ Thổ công.

Trên đây là toàn bộ những nội dung trả lời cho câu hỏi: sửa nhà có cần phải cúng không? Lễ cúng sửa nhà gồm những gì ? Bạn đọc có thể tham khảo, để công trình xây dựng sửa sang lại nhà của bạn mang lại điều tốt lành nhất. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về nhà đất hay những thủ tục về đất đai bạn đọc có thể truy cập thường xuyên vào TimNhaNhanh.net để đọc, tìm hiểu thêm các bài viết mới nhất.

Xem thêm:

QHuong