Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Trước tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng có diễn biến phức tạp, để tránh những rủi ro không đáng có, cũng như thế tránh bị lừa gạt trong quá trình xảy ra tranh chấp, việc tìm hiểu rõ về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai là điều vô cùng quan trọng. 

Hãy cùng timnhanhanh.net tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp đất đai là gì?

Khái niệm tranh chấp đất đai được quy định rất rõ tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2003. Theo đó, tranh chấp đất đai là sự mâu thuẫn, tranh giành về quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của một hoặc nhiều bên.

Hiểu một cách đơn giản thì tranh chấp đất đai là sự tranh giành quyền sử dụng đất bao gồm việc sử dụng đất hoặc ranh giới giữa các mảnh đất. Tuy nhiên không phải tranh chấp nào cũng giống nhau, theo đó người ta phân chia làm 3 loại tranh chấp đất đai bao gồm:

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần những gì?

1. Tranh chấp đất đai về giao dịch mua bán, quyền sử dụng đất: Loại tranh chấp này xảy ra khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, hoặc liên quan đến các vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư….

2. Tranh chấp về quyền thừa kế tài sản (thường là các thành viên trong gia đình) hoặc Tranh chấp đất đai giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, do là tài sản chung. 

3. Tranh chấp về mục đích sử dụng: So với hai loại trên, tranh chấp đất đai về mục đích sử dụng thường khá ít gặp, chủ yếu do người sử dụng đất sai mục đích sau khi được nhà nước cho thuê, giao đất để làm ăn, phát triển kinh tế.

Không phải tự nhiên pháp luật phân rõ ràng thành các loại hình thức tranh chấp đất đai mà tuỳ vào từng trường hợp sẽ được quy định cụ thể. 

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần những gì?

Theo đúng trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện theo hình thức khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền. 

Nhưng trước khi tiến hành tố tụng, Luật đất đai 2013 quy định và khuyến khích hai bên khi xảy ra tranh chấp nên tự hòa giải hoặc giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa giải, tìm tiếng nói chung. Trong quá trình không thể tự hoà giải, hai bên sẽ phải làm đơn và gửi đến UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp để được hòa giải.

Theo đúng quy trình giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại điều 2020 Luật đất đai năm 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã/phường được thực hiện không quá 45 ngày (kể từ khi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp). Trong trường hợp không tìm được thỏa thuận, tiếng nói chung, sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng hoặc hành chính.

Giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự:

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần những gì?

Điều này quy định rất rõ tại Bộ luật dân sự, theo đó cá nhân, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp sẽ khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ giấy tờ, tài liệu, chứng cứ… Trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể hòa thuận về việc hòa giải. Nếu không đồng ý với quyết định của phiên sơ thẩm, hai bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Giải quyết theo trình tự hành chính: 

Việc này sẽ được giải quyết khi cả hai bên không trình ra được giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn muốn trình lên UBND để được giải quyết. 

Đơn vị đứng ra giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện, trong trường hợp không đồng tình với phán quyết, các đương sự có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh.

Hy vọng những thông tin giải đáp về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

ThuyQuynh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *