Thủ tục và quy trình mua bán đất thổ cư

 Thủ tục và quy trình mua bán đất thổ cư

Khi mua bán đất thổ cư nói riêng hay mua bán các loại hình bất động sản nói chung thì bạn cần phải nắm rõ những quy trình và thủ tục của giao dịch đó giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về quy trình và thủ tục cần thiết khi mua bán đất thổ cư.

Thế nào là đất thổ cư?

Nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn giữa các khái niệm đất thổ cư và đất nền? Vậy đất thổ cư là gì?Đất thổ cư là một cách gọi truyền thống để chỉ đất ở. Trên thực tế loại đất thổ cư trong quy định của pháp luật đất đai năm 2013 thì nó là nhóm đất thuộc đất phi nông nghiệp. Đất thổ cư đó sẽ là đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn.

Đất thổ cư là đất đã được nhà nước công nhận trên giấy chứng nhận quyền sở hữu và được ký hiệu đất ODT hoặc ONT. Các loại đất thổ cư này có thể xây dựng được nhà ở và các công trình gắn liền phục vụ cho đời sống. Đồng thời nó còn bao gồm loại đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất được xây dựng theo quy định của pháp luật.

Phân biệt đất nền và đất thổ cư

Đất nền và đất thổ cư là hai khái niệm khiến khá nhiều người nhầm lẫn  do mọi người hay nói rằng đất nền và đất thổ cư thường đi liền với nhau. Chính điều đó đã khiến hai khái niệm này ngày lúc càng trở nên mơ hồ và khó hiểu hơn.

Đất nền là loại đất chưa chịu hoặc chịu ít sự tác động của con người như đào,bới,… Tuy nhiên, về cơ bản, nói tới đất nền cũng chính là nói tới đất thổ cư dùng để xây nhà. những công trình sinh hoạt nhằm phục vụ đời sống của con người.

Hiện nay, có nhiều dự án tách lô, phân lô để bán đất nền trên thị trường bất động sản. Đặc điểm nổi bật của đất nền dự án chính là cơ sở hạ tầng, hệ thống tiện ích, hệ thống giao thông đồng bộ và tiện lợi.

Quy trình mua bán đất thổ cư

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hai bên mua bán cần phải chuẩn bị các giấy tờ như đã nêu trên để làm hồ sơ chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng cần phải được công chứng và được chứng thực thì mới có được công nhận và có giá trị pháp lý. Vì vậy, hai bên cần đến văn phòng quản lý đất đai, UBND xã/phường, thị trấn hoặc văn phòng công chứng để tiến hành làm thủ tục. Nếu hợp đồng chuyển nhượng không được công chứng thì sẽ không được pháp luật công nhận và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 2: Kiểm tra và thẩm định giá

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của các bên tham gia thực hiện giao dịch thì văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thẩm định các giấy tờ để đảm bảo những giấy tờ hai bên cung cấp đều hợp lệ và có giá trị pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Yêu cầu bổ sung giấy tờ nếu cần thiết để giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 3: Tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng

Văn phòng công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên hoặc có thể hai bên soạn thảo rồi nộp tại văn phòng đăng ký. Hai bên sẽ xem lại và điều chỉnh sao cho hợp lý nhất và đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên, đặc biệt đảm bảo về mặt pháp lý.

Sau khi đã thống nhất, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán đất thổ cư có sự chứng kiến, và công chứng của văn phòng đăng ký.

Bước 4: Sang tên sổ hồng

Sổ hồng nhà đất được xem là giấy tờ pháp lý có giá trị cao nhất về quyền sở hữu, quyền định đoạt… của chủ sở hữu. Sau khi đã có bộ giấy tờ đầy đủ của việc mua bán nhà đất, người mua cần tiếp tục thực hiện bước chuyển tên sổ đỏ để hoàn tất quá trình giao dịch của mình.

Các bước và công việc cần làm gồm có:

– Lên chi cục thuế quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN.

  • – Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước.
  • – Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
  • – Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục chuyển quyền/tên người sở hữu.
  • – Người mua nhà đất phải đóng thêm một khoản phí trước bạ cho nhà nước liên quan đến việc chuyển tên này. Phí này tương đương 0,5% tổng giá trị bất động sản theo khung giá của nhà nước quy định.

Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về bên nào có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí thì thông thường cả bên bán và bên mua sẽ có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí. Thông thường sẽ được tính như sau:

Người mua sẽ nộp lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x khung giá đất

(Khung giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có đất tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.)

Người bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân theo cách tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi năm 2012 thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, hai bên có thể tự thỏa thuận bên nào có nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết theo quy định hiện hành khi hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày.

Với những chia sẻ trên đây, timnhanhanh.net hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn cần. Chúc bạn may mắn!

QHuong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *